Mặt nạ hacker hay còn được biết đến rộng rãi với tên gọi mặt nạ Anonymous, mặt nạ Guy Fawkes là một trong những chiếc mặt nạ nổi tiếng nhất mọi thời đại và gây nhiều chấn động trong lịch sử.Khuôn mặt trắng bệch, nụ cười ma mị toát lên thần thái cực bí hiểm…chiếc mặt nạ này từ lâu đã là biểu tượng gắn liền với nhóm siêu hacker Anonymous.Tuy nhiên, đằng sau chiếc mặt nạ này là cả một cuộc đời của một nhân vật có thật trong lịch sử mà không phải ai cũng biết.
Trong bài viết ngày hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn đôi chút về nguồn gốc của chiếc mặt nạ hacker (mặt nạ Anonymous, mặt nạ Guy Fawkes).Với những bạn yêu thích chiếc mặt nạ này bạn có thể mua sản phẩm trực tiếp tại Shop phụ kiện Halloween với giá cực rẻ (chỉ với 40k ahihi)
*Đường link website mua sản phẩm mặt nạ hacker cực xịn:
https://phukienhalloween.com/mat-na-hacker-anonymous
Sản phẩm được ship hàng toàn quốc!
Nguồn gốc chiếc mặt nạ hacker
Chiếc mặt nạ này bắt nguồn từ nước Anh được đặt theo tên một người đàn ông có thật trong lịch sử – Guy Fawkes.Guy Fawkes (sinh 13 tháng 4, 1570 – 31 tháng 1, 1606), còn được gọi là Guido Fawkes, là một thành viên của một nhóm tín đồ công giáo của Anh thực hiện vụ âm mưu thuốc súng nhằm mưu sát Vua James I (19/6/1566 – 27/3/1625) của Anh, gia đình của ông, cũng như tầng lớp quý tộc theo đạo Tin lành.
Sinh ra ở thành phố York, Guy Fawkes cảm thấy bất mãn với sự thống trị của hoàng gia. Ngày 5/11/1605, Fawkes cùng với các bạn của mình đã chôn 36 thùng thuốc nổ dưới nền gạch của tòa nhà quốc hội ở London, dự định ám sát vua James I. Kế hoạch bị chặn đứng khi chưa kịp hoàn thành. Trước khi cuộc họp quốc hội diễn ra vài giờ, thị vệ của vua James I đã phát hiện ra Guy Fawkes và bắt giữ ông ta.
Năm 1606, Fawkes bị kết tội phản quốc, chịu hình phạt ở mức cao nhất là treo cổ, móc lấy nội tạng và cho xe kéo lê khắp phố phường. Thi thể của ông được đưa đến bốn vùng của nước Anh để mọi người tận mắt chứng kiến. Nhà vua hy vọng Fawkes trước khi chết có thể nói ra những câu tỏ ra khuất phục, nhưng đáp lại, ông vẫn giữ gương mặt có nét biểu cảm cười mà như không cười đẩy vẻ bí ẩn.
Fawkes đã để lại một dấu ấn lâu dài trong lịch sử và văn hóa đại chúng. Ông đã được nhắc đến trong phim ảnh, văn học và âm nhạc qua các tác phẩm của Charles Dickens hay John Lennon. Tên ông cũng được đặt tên cho một vài địa danh như Isla Guy Fawkes trên Quần đảo Galápagos hay Sông Guy Fawkes tại Australia.
Các bạn có thể thấy chiếc mặt nạ rất giống khuôn mặt của Fawkes
Hình ảnh trong văn học, phim ảnh
Trong thập niên 1980s-1990s, tại Anh, nhà văn Alan Moore và họa sĩ David Lloyd đã lấy cảm hứng từ Guy Fawkes để tạo thành bộ truyện tranh V for Vendetta, kể về một người đàn ông luôn ẩn sau mặt nạ Guy Fawkes và tự xưng là V. Một mặt, ông cho đánh bom tòa nhà Quốc hội, cướp sóng truyền hình để kêu gọi biểu tình và khiêu khích chính quyền rằng sẽ làm nổ sập tòa nhà . Mặt khác, ông tìm cách vạch mặt những kẻ đang nắm chính quyền vì chính những quyết định thiếu nhân văn của họ trong chiến tranh hạt nhân thập niên 1980s đã khiến bao nhiêu người chết oan và gây ra thảm họa kinh tế – xã hội toàn cầu.Trong quá trình đó, V đã gặp và thay đổi số phận của một cô gái tên Evey Hammond.
Có lẽ khi viết bộ truyện tranh này, Alan Moore và David Lloyd không thể ngờ tạo hình mặt nạ Guy Fawkes trong bộ truyện tranh của mình sẽ gây ấn tượng và có sức sống mạnh mẽ đến thế nào. Nó xuất hiện dày đặc trong rất nhiều cuộc biểu tình và dần trở thành một biểu tượng của sự phản kháng trên toàn thế giới.
Năm 2005, đạo diễn gốc Úc James McTeigue đã dựng phim V for Vendetta dựa trên bộ truyện tranh của Alan và David, với vai nữ chính là Natalia Portman và nam chính là Hugo Weaving (luôn ở sau lớp mặt nạ). Phim thuộc thể loại kén khán giả vì có nhiều yếu tố chính trị, tôn giáo nhưng rất hấp dẫn người xem. Điều đó được thể hiện ở doanh thu và điểm đánh giá rất cao trên IMDB: 8,2/10 và phim đứng thứ 185 trong top 250 phim hay nhất mọi thời đại.
Gắn liền với biểu tượng của nhóm hacker Anonymous
Ngày nay, chúng ta biết đến chiếc mặt nạ Guy Fawkes với tên gọi phổ biến hơn là mặt nạ hacker hay mặt nạ Anonymous.Sở dĩ vậy là do chiếc mặt nạ này đã được nhóm hacker khét tiếng Anonymous sử dụng để làm biểu tượng của tổ chức.Ngày 5/11 hàng năm được xem là “ngày truyền thống” của nhóm hacker Anonymous, là ngày “Guy Fawkes day”, là ngày kỷ niệm sự kiện Guy Fawkes ám sát bất thành vua King James I vào năm 1605 và bị bắt giữ trong khi thực hiện vụ ám sát.
Ngày này thường được kỷ niệm tại Anh, tuy nhiên với việc Anonymous sử dụng hình ảnh chiếc mặt nạ Guy Fawkes làm biểu tượng chính của mình, nên 5/11 cũng đã trở thành “ngày truyền thống” của nhóm hacker khét tiếng này. Hình ảnh chiếc mặt nạ Guy Fawkes còn được tượng trưng cho sự chống đối, là hành vi mà các hacker của Anonymous đang nhắm đến.
Hy vọng bài viết hữu ích với các bạn ^^~